Tin Video

Phóng sự: Đô thị thông minh

Thống kê truy cập

Lượt truy cập : 22.582.247

Khách Online : 55

Kinh nghiệm cải cách các nước

  • /DATA/2019/03/c13-10_36_26_091.jpg?width=150&height=110&mode=crop&anchor=topcenter

    Hà Nội: Sẽ áp dụng chế độ tiền lương theo vị trí việc làm

    Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 63/KH-UBND về Thực hiện Chương trình hành động số 23-CTr/TU ngày 01/11/2018 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

  • /DATA/Uploads/resources/hienbtt/images/shutterstock_725530672-blockchain-696x435.jpg?width=150&height=110&mode=crop&anchor=topcenter

    Hàn Quốc sẽ thử nghiệm hệ thống bỏ phiếu áp dụng công nghệ blockchain

    Việc bỏ phiếu bầu dân chủ sử dụng công nghệ blockchain đang trở thành một trong những ứng dụng gây tranh cãi nhất của công nghệ, nhưng điều đó không ngăn cản việc Hàn Quốc đẩy mạnh thử nghiệm hệ thống bỏ phiếu dựa trên công nghệ này. Ủy ban bầu cử quốc gia (NEC) cùng bộ khoa học và công nghệ thông tin của quốc gia này đã xác nhận họ đang phát triển một hệ thống bỏ phiếu sử dụng công nghệ blockchain, theo ZDNet. NEC thật ra đã từng dùng một hệ thống bầu cử online kể từ 2013, với tên gọi là K-voting. Tuy nhiên, hệ thống lại thiếu lòng tin của người dân bởi những lo ngại liên quan tới hack và lừa đảo.

  • /DATA/Uploads/resources/phuonghang/images/HanQuoc.jpg?width=150&height=110&mode=crop&anchor=topcenter

    Cuộc sống khắc nghiệt tại lò luyện thi công chức lớn nhất Hàn Quốc

    Tách biệt hẳn với phần còn lại của Seoul náo nhiệt, Noryangjin, còn được biết đến với cái tên "Làng thi cử", là nơi tập hợp hàng nghìn sĩ tử đang chuẩn bị thi tuyển công chức. Nằm gần hòn đảo Yeouido và ngay sát sông Hàn, Noryangjin, Seoul, không chỉ nổi tiếng với khách du lịch nước ngoài bởi những khu chợ hải sản, mà còn được biết đến với tên gọi “làng luyện thi công chức”.

  • /DATA/Uploads/resources/hienbtt/images/singapore.jpg?width=150&height=110&mode=crop&anchor=topcenter

    Cách Singapore thay đổi hệ thống công chức

    Chúng ta nhìn sự phát triển và diện mạo bên ngoài của một đất nước như Singapore cũng giống như nhìn hoa của một cái cây. Để có được những thành quả như vậy, Singapore — một đất nước ít tham nhũng thuộc nhóm đầu thế giới, có một nền hành chính vận hành hiệu quả, hệ thống luật pháp gọn gàng và đáng tin cậy, các chính sách uyển chuyển và thông minh, hệ thống quản lý các hải cảng và sân bay hiệu quả hàng đầu thế giới, các trường đại học nằm trong top 100 thế giới và thuộc những trường hàng đầu châu Á, đất nước được tổ chức quy củ, gọn gàng và sạch sẽ — có được như vậy là nhờ ở hệ thống công chức.

  • /DATA/Uploads/resources/hienbtt/images/81_mbhw.jpg?width=150&height=110&mode=crop&anchor=topcenter

    Cuba bàn sửa đổi hiến pháp

    Quốc hội Cuba bàn về dự thảo hiến pháp ngày 21/7.  Theo Reuters, bản dự thảo này đề ra việc Cuba tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhưng bỏ qua cụm từ “xây dựng chủ nghĩa cộng sản” đã có trong hiến pháp Cuba từ năm 1976. Sau khi chuyển giao quyền lực cho ông Miguel Diaz-Canel, 58 tuổi, hồi tháng 4 năm nay,  ông Raul Castro, 86 tuổi, tuy không giữ chức Chủ tịch nước, nhưng vẫn đang đứng đầu ủy ban soạn thảo những thay đổi của hiến pháp. Truyền hình Cuba đưa tin, hiến pháp mới của Cuba vẫn nhắc lại rằng, hệ thống xã hội chủ nghĩa của Cuba không thể thay đổi, đảng Cộng sản Cuba là đảng hợp pháp duy nhất và đóng vai trò tiên phong trong các vấn đề của đất nước. Nét nổi bật trong bản dự thảo hiến pháp lần này là giới hạn độ tuổi và nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, trong đó Chủ tịch nước không được quá 60 tuổi ở nhiệm kỳ đầu tiên và không được giữ chức này quá hai nhiệm kỳ liên tục. Hệ thống chính quyền mới cũng có sự phân chia quyền lực cấp cao. Chủ tịch nước sẽ không trực tiếp điều hành Hội đồng Bộ trưởng, mà công việc này do Thủ tướng đảm nhiệm. Chủ tịch Quốc hội sẽ chủ trì Hội đồng nhà nước, điều này cho phép người đảm nhận chức danh này có quyền lực rất lớn. Nếu dự thảo được thông qua, Quốc hội sẽ là cơ quan quyền lực cao nhất thực thi hiến pháp.   Ðối với vấn đề này, thư ký Hội đồng Nhà nước Cuba Homero Acosta đã dành nhiều thời gian giải thích trước quốc hội rằng, Chủ tịch nước sẽ không phải là một chức danh hình thức, bởi lẽ Chủ tịch nước là người sẽ bổ nhiệm Thủ tướng trước quốc hội. Ðiều không thay đổi là chức danh Chủ tịch nước sẽ vẫn do Quốc hội bầu ra. Một sự thay đổi lớn của dự thảo hiến pháp là mang lại sự công nhận pháp lý lớn hơn cho các doanh nghiệp nhỏ của Cuba và  công nhận tài sản tư nhân, nhưng vẫn “giữ nguyên các nguyên tắc cơ bản của quyền sở hữu xã hội chủ nghĩa”. Ngoài ra, theo Tribune News Service, hiến pháp sửa đổi này cũng xác định hôn nhân là “sự hợp nhất đông thuận giữa hai người, bất kể giới tính”, điều này đã mở đường cho hôn nhân đồng giới.  

  • /DATA/Uploads/resources/hienbtt/images/photo-1-1533200615127214862588.png?width=150&height=110&mode=crop&anchor=topcenter

    Chính phủ Nhật đề xuất cho nghỉ làm sáng thứ 2 để giảm tình trạng làm việc đến chết

    Tuyệt vời! Siêu sáng kiến dành cho những ai thích tiệc tùng vào đêm Chủ nhật.

  • /DATA/Uploads/resources/hienbtt/images/0-1530668175599781688293.jpg?width=150&height=110&mode=crop&anchor=topcenter

    Malaysia bổ nhiệm bộ trưởng 25 tuổi

    Syed Saddiq từng hai lần từ chối học bổng thạc sĩ trường Đại học Oxford bởi muốn ở lại quê nhà để "cải cách và phục vụ người dân Malaysia"...

  • /DATA/Uploads/resources/hienbtt/images/han-quoc-.jpg?width=150&height=110&mode=crop&anchor=topcenter

    Hàn Quốc áp dụng chính sách làm việc tối đa 52 giờ/tuần

    Bắt đầu từ tháng 7 này, người lao động Hàn Quốc sẽ làm việc tối đa 52 giờ/tuần theo chính sách mới, nhằm đảm bảo cân bằng cuộc sống và công việc.

  • /DATA/Uploads/resources/hienbtt/images/trung%20quoc.jpg?width=150&height=110&mode=crop&anchor=topcenter

    Một số kinh nghiệm cải cách tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của Trung Quốc

    Trung quốc đã qua 40 năm cải cách, mở cửa; trong đó kiện toàn bộ máy tổ chức, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức luôn là nội dung cải cách quan trọng; đặc biệt trong bối cảnh tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng cộng sản Trung Quốc hiện nay. Bài viết giới thiệu về kinh nghiệm cải cách của Trung Quốc qua các giai đoạn và những trọng tâm đột phá có thể tham khảo trong quá trình đổi mới, cải cách hành chính của nước ta giai đoạn hiện nay.  

  • /DATA/Uploads/resources/hienbtt/images/nhat-ban-.jpg?width=150&height=110&mode=crop&anchor=topcenter

    Câu chuyện phía sau chiến dịch từ chối "áo vest" nơi công sở Nhật Bản

    Nhật Bản vốn nổi tiếng là một quốc gia có văn hóa công sở nghiêm túc, nếu không muốn nói là khá khắc nghiệt so với các nền kinh tế khác. Như một lẽ đương nhiên, thời trang công sở tại đây cũng mang đậm hơi hướng nghiêm túc, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, sự quá tải trong công việc đang khiến rất nhiều nhân viên của nước mặt trời mọc có xu hướng ưa thích những bộ đồ thoải mái khi làm việc hơn là các trang phục đóng thùng. Trên thực tế, chính quyền Tokyo từ năm 2006 đã thực hiện chiến dịch "Cool Biz" nhằm khuyến khích lao động văn phòng từ bỏ những bộ đồ vest, cravat hay những kiểu trang phục đóng thùng nóng nực để chuyển sang các bộ quần áo thoải mái hơn cho ngày hè.